Ca COVID-19 trẻ em tăng: Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ là F0
Biến chủng Omicron khiến việc lây nhiễm COVID-19 nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa tiêm vaccine phòng COVID-19
Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm: Những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Chia sẻ thông tin tại hội nghị trực tuyến hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức mới đây, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết tình trạng mắc COVID-19 ở trẻ ngày càng gia tăng. Lý do là vì trẻ được đi học, một số lượng lớn các em chưa được tiêm vaccine cộng thêm tốc độ lây lan nhanh của virus.
Theo chuyên gia, thông thường trẻ khi mắc COVID-19 chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỷ lệ rất nhỏ vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số bão hòa oxy giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà.
Thể nặng và nguy kịch là khi bão hòa oxy tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy…
Đối tượng chăm sóc tại nhà gồm 2 nhóm chính. Thứ nhất là trẻ mắc bệnh đã được điều trị tại cơ sở y tế, được ra viện theo dõi tiếp tại nhà, dù vẫn còn dương tính- đối tượng này ngày càng nhiều. Thứ hai là trẻ mới mắc bệnh, mức độ nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ diễn biến bệnh nặng.
Mục tiêu điều trị tại nhà là phát hiện kịp thời các triệu chứng nặng để đưa trẻ vào viện; điều trị các triệu chứng thông thường- giống như cảm cúm, sốt virus; tránh lây nhiễm chéo trong gia đình.
"Chúng ta không nên quá căng thẳng mục tiêu thứ 3 vì thường các trẻ đã mắc thì bố mẹ cũng dễ mắc, nên việc bắt trẻ suốt ngày đeo khẩu trang cũng rất khổ. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là kịp thời phát hiện các triệu chứng nặng để báo cho cơ quan y tế và chuyển trẻ đến bệnh viện khi cần"- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.
Đồng thời khuyến cáo các bậc phụ huynh khi cần đưa con đến bệnh viện hãy liên hệ cơ sở y tế gần nhất để trẻ được thăm khám kịp thời, tránh tình trạng 'lựa chọn bệnh viện' không cần thiết vì Bộ Y tế đã giao các bệnh viện/ viện có nhiệm vụ thăm khám, tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19.
Những trẻ nào dễ chuyển nặng khi mắc COVID-19?
Trẻ mắc COVID-19 thường có bệnh cảnh nhẹ hơn người lớn, song vẫn có một số nguy cơ gây tăng nặng. Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là trẻ thở nhanh, kém ăn, thậm chí vẫn ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 tụt ở mức 94-95% khi thở khí trời.
Các yếu tố nguy cơ bệnh nặng ở trẻ mắc COVID-19 gồm:
- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.
- Mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gen, béo phì.
- Bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản co thắt…
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài).
- Bệnh thận mạn.
- Ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…
CHUẨN BỊ KHẨU TRANG CHO TRẺ NHẬP HỌC
Khẩu Trang Y Tế | Công Ty Cổ Phần Thương Mại SAGOPHACO (tbytmedi.com)
"Đây là những yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh nặng lên, tuy nhiên rất nhiều trường hợp phải căn cứ vào triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng để quyết định có cần cho trẻ nhập viện hay không."- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.
Tính đến nay, cả nước ghi nhận 165 trẻ mắc COVID-19 tử vong, chiếm 0,42% so với tử vong chung. Tuy nhiên theo TS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế: Rất may số tử vong ở trẻ em rất ít. Tuy nhiên chúng ta phải làm sao bảo vệ nghiêm ngặt nhóm thừa cân béo phì, đang điều trị bệnh nền, mạn tính, những trẻ bị suy giảm miễn dịch bởi khi các nhóm này nhiễm COVID-19 thì khả năng nguy cơ tử vong cao hơn.
Bộ Y tế.
- Chương Trình Khuyến Mãi Cuối Năm Thiết Bị Y Tế Medi
- Kỹ Thuật Sát Khuẩn Da: Bảo Vệ An Toàn Trước Mọi Thủ Thuật Y Tế
- Cứu sống người bệnh nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”
- Tiền Giang Công Bố Dịch Tả Lợn Châu Phi Ở Xã Xuân Đông
- Thiết Bị Y Tế Medi Đồng Hành Bảo Vệ Trẻ Em Thoát 99,9% Vi Khuẩn
- Hướng dẫn an toàn khi sử dụng cồn khô: Nhận diện và tránh xa nguy hiểm!
- Cồn sát khuẩn và cồn rửa: Lựa chọn tốt cho vệ sinh hàng ngày
- Facebook Chính Thức Của TBYTMEDI
- Tự tin bảo vệ sức khỏe với Cồn Y Tế Medi và Khẩu Trang Y Tế Chất Lượng Cao
- Dịch Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ: Cảnh Báo và Sát Khuẩn Thường Xuyên
- Sử dụng viên kẹo ngậm ho Medisol trong những ngày thay đổi thời tiết | Giảm ho và chăm sóc họng
- Nên Dùng Loại Cồn Y Tế Nào Để Sát Khuẩn Tốt Nhất?
- Cồn Y Tế Medi Đã Có Mặt Tại Trung Tâm Thương Mại Gigamall
- Thiết bị y tế medi xin hỗ trợ 500 que test biocredit
- Quy Tắc An Toàn Phòng Thì Nghiệm (Phòng Lab)
- Tác dụng của cồn y tế ethanol trong đời sống hằng ngày
- Tập thể dục: Giải pháp hiệu quả cho nam giới bị xuất tinh sớm
- Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Tôn vinh đóng góp và nỗ lực của phụ nữ cho xã hội
- Cách Sử Dụng Emla 5% Đúng Cách
- Vấn Đề Sinh Lý Nam Giới: Suy Nghĩ Nhưng Chưa Hành Động
- Tại sao nên sử dụng cồn y tế Medi để sát khuẩn tay?
- Tại sao nên thường xuyên sát khuẩn tay bằng cồn y tế Medi để giảm thiểu bệnh truyền nhiễm
- 5 lý do vì sao nên sử dụng cồn y tế sát khuẩn tay để bảo vệ sức khỏe
- Sự khác biệt giữa cồn ethanol và cồn methanol: Công thức hóa học, công năng và tác dụng
- Khẩu Trang Y Tế Chính Hãng, Đạt Tiêu Chuẩn Và Chất Lượng Tốt
- Cảnh báo: Trẻ nhiễm Adenovirus tăng cao bất thường, phụ huynh nên làm gì để phòng ngừa cho trẻ?
- Hơn 20 ca hoại tử xương hàm sau COVID-19 ở Việt Nam, cả thế giới chỉ 80 ca
- Viên Uống Trắng Da Glutathion Hỗ Trợ Điều Trị Sạm Nám Được Nhiều Nhà Thuốc Tin Dùng
- THÔNG BÁO
- Hiểu thêm về di chứng hậu COVID-19, cùng tìm cách vượt qua!
- TRẺ BIẾNG ĂN THÌ PHẢI BỔ SUNG DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?
- 🌈🌈🌈 HANO EYE CINIUM 🌈🌈🌈
- BỔ PHỔI AC - Greenlung haucovi
- WHO CẢNH BÁO KHÔNG NÊN MẤT CẢNH GIÁC TRƯỚC COVID-19
- BỔ NÃO NEURO BRAIN GOLD
- XỊT HỌNG THẢO MỘC KEO ONG - XUYÊN TÂM LIÊN
- Siro Baby & Kids - Hỗ trợ giảm ho cho bé
- Sejoy Seft-testing - Công nghệ Đức
- Cồn y tế Medi đã có mặt tại ngân hàng Techcombank
- Sử Dụng Test nhanh Covid Abbott Panbio Covid-19 Ag Rapid Test Device (Nasal)
- Giới thiệu sản phẩm que test nhanh Biocard hiệu quả cao giá tốt
- Hướng dẫn Sử Dụng Test Nhanh Bio Credit
- Ca COVID-19 trẻ em tăng: Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ là F0
- Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19 tại Việt Nam ngày 13/02/2022
- Cồn Medi - Bảo Vệ Sức Khỏe Toàn Diện Cho Gia Đình Bạn
- GĂNG TAY Y TẾ CAO SU _Có bột và không bột
- Tem đảm bảo chất lượng_ Cồn Medi